TRANH CHẤP ĐẤT NÊN KHỞI KIỆN Ở TÒA ÁN HAY NỘP ĐƠN Ở ỦY BAN
Nên khởi kiện hay nộp đơn lên ủy ban yêu cầu giải quyết tranh chấp đất
Đối với tranh chấp đất đai thì hướng giải quyết triệt để nhất vẫn là khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp bằng một bản án có hiệu lực pháp luật.
Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án:
- Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao.
- Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ; và đảm bảo hiệu lực thi hành của phán quyết tại Tòa.
- Nếu các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế bởi cơ quan thi hành án. Các bên được bảo toàn quyền lợi và nghĩa vụ của mình bắt buộc phải thực hiện theo phán quyết của Tòa.
- Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với những hành vi vi phạm pháp luật. Đây cũng là một lợi thế; vì khi có những vụ xét xử công khai sẽ nhận ra những sai phạm trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.
- Các bên không phải trả lệ phí cho thẩm phán, ngoài ra chi phí hành chính rất hợp lý
Bên cạnh đó giải quyết tranh chấp đất đai cũng tồn tại một số hạn chế:
- Bản án của tòa án thường bị kháng cáo.
- Quy trình giải quyết còn nhiều bất cập.
- Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài; có thể phải qua nhiều cấp xét xử; ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải thông qua thủ tục hòa giải tại cơ sở mới đủ điều kiện để khởi kiện theo Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.
Đối với từng tranh chấp cụ thể, mức độ nghiêm trọng thì chúng ta nên lựa chọn những cơ quan giải quyết khác nhau để phù hợp với tình hình, tiết kiệm thời gian và đảm bảo hiệu quả của vụ việc.
Tuy nhiên xét về tổng thể so với việc giải quyết tranh chấp tại Ủy ban thì việc yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai vẫn hiệu quả hơn. Bản án của Tòa án có tính thực thi cao hơn. Giải quyết được triệt để vấn đề tranh chấp giữa các bên. Đảm bảo việc thi hành án trong khi tại ủy ban chưa có cơ chế này.
Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết tranh chấp ở UBND
Theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai, khi giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND mà hòa giải không thành tại xã thì được giải quyết như sau:
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện nếu là tranh chấp của cá nhân, hộ gia đình với nhau hoặc khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết.
Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện tại UBND huyện nơi có đất tranh chấp đối với gia đình, cá nhân với nhau.
Đối với tranh chấp đất đai Liên quan đến quyền sử dụng đất cần phải thực hiện thủ tục Hòa giải bắt buộc tại cơ sở theo quy định tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.
Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai 2013:
- Người có tranh chấp đất đai nộp đơn yêu cầu UBND xã nơi có đất tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai.
- Trong thời gian không quá 45 ngày kể từ thời điểm UBND xã khi nhận được đơn yêu cầu thì phải tiến hành hòa giải.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác
Nếu trong trường hợp hòa giải không thành thì khi đó mới có đủ điều kiện để tiến hành giải quyết vụ án tranh chấp đất đai.
Giải quyết tranh chấp đất ở Tòa án
Như đã đề cập tới ở trên đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải thông qua thủ tục hòa giải tại cơ sở mới đủ điều kiện để khởi kiện theo (Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP).
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với nhau là Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có đất theo quy định tại Điều 35 và Điều 39 BLTTDS 2015.
Trình tự thủ tục yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai:
1. Nộp đơn khởi kiện
2. Tòa án thụ lý giải quyết
3. Tòa án xét xử sơ thẩm
4. Tòa án xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo kháng nghị)
Bản án sơ thẩm được tuyên có hiệu lực pháp luật sau 15 ngày kể từ ngày đương sự nhận được bản án mà không kháng cáo hay Viện kiểm sát kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline 0913 947 089 hoặc gửi qua Email: daoquochung1978@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.