Vi bằng đặt cọc là gì, những điều cần biết?
Đặt cọc là gì? Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
1. Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
- Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ Tư Pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
2. Vi bằng là gì?
Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có nhấn mạnh “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức”
- Vi bằng không có chức năng thay thế các loại văn bản công chứng, chứng thực hay các giấy tờ hành chính là, tuy nhiên nó có giá trị pháp lý tương đối lớn, đó là chứng cứ quan trọng để các cơ quan tòa án, cơ quan chức năng xem xét khi các cá nhân tổ chức ở trong một vụ việc dân sự hay hành chính.
- Vi bằng cũng là căn cứ pháp lý để thực hiện các giao dịch giữa các cá nhân, cơ quan hay tổ chức theo quy định mà pháp luật đặt ra, kèm theo vi bằng có thể hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh nhà đất.
- Giao dịch mua bán nhà đất là một giao dịch dân sự phổ biến hiện nay, vi bằng được lập thường liên quan để việc xác nhận các hành vi thực tế của giao dịch, các sự việc giao nhận tiền mua bán, giao nhận các loại giấy tờ nhà đất giữa các bên có liên quan. Tất nhiên là trong những trường hợp này, các giấy tờ này phải là những giấy tờ hợp lệ đã được pháp luật xác nhận như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Lập vi bằng đặt cọc
Khi các bên thống nhất thỏa thuận đi đến giao dịch bất động sản có thể lựa chọn công chứng hoặc Vi bằng làm căn cứ bảo về quyền lợi đảm bảo cho giao dịch chuyển quyền bất động sản sau này. Vi bằng được lập thành 4 bản, 1 bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại, 2 bản giao cho người người yêu cầu lập vi bằng, 01 bản đi đăng ký tại Sở Tư pháp trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày lập. Khi yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng, lợi ích của vi bằng sẽ mang lại cho bạn sự an toàn pháp lý bởi:
- Người đặt cọc và nhận cọc không thể chối cãi rằng chữ ký, nét chữ không phải của mình bởi vì Thừa phát lại đã kiểm tra giấy tờ tùy thân của các bên và có hình ảnh giao nhận tiền (tài sản) kèm theo;
- Người đặt cọc cũng không phải lo lắng khi Thừa phát lại đã lập vi bằng, chứng kiến cho mình mà sau đó bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự bởi kể từ thời điểm vi bằng được xác lâp, được Thừa phát lại đăng ký tại Sở Tư pháp thì vi bằng đã có giá trị chứng cứ vi bằng không quy định thời hiệu. Người dân chỉ cần xuất trình vi bằng cho Tòa án để Tòa án làm căn cứ giải quyết vụ việc cho mình mà không cần phải mời Thừa phát lại lên để đối chất.
4. Giá trị của Vi bằng
- Vi bằng nhà đất là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật. Nếu các bên xảy ra tranh chấp mà không tự hòa giải được thì có thể khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi của bản thân. Căn cứ vi bằng được lập và các tài liệu, chứng cứ trong vụ án, Tòa án sẽ xác định quyền, nghĩa vụ của các bên (buộc thực hiện nghĩa vụ, bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm…)
- Vi bằng nhà đất là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Khi tham gia các giao dịch các bạn nên cân nhắc lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi đặc biệt là trong trường hợp nhận thấy khả năng rủi ro có thể xảy ra.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline 0913 947 089 hoặc gửi qua Email: daoquochung1978@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.