Các trường hợp nên lập vi bằng
Lập vi bằng là một trong những công việc được phép thực hiện của Thừa phát lại. Khi các tổ chức, cá nhân có nhu cầu lập vi bằng để ghi nhận một sự kiện, sự việc nào đó có thể tìm đến các văn phòng Thừa phát lại để được thực hiện nhu cầu lập vi bằng của mình. Có thể nói, hiện nay nhu cầu lập vi bằng ngày càng tăng bởi những lợi ích to lớn của thủ tục này. Đặc biệt trong một số trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức cũng nên lập vi bằng. Vậy những trường hợp nào thì nên lập vi bằng? Để trả lời cho câu hỏi này, mời các quý khách hàng cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết các trường hợp nên lập vi bằng dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
- Thông tư số 05/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP
Vi bằng là gì? Tại sao nên lập vi bằng?
Theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”
Do các sự việc hay hành vi được lập vi bằng đều mang tính chất dân sự hoặc có thể mang yếu tố hành. Các vi bằng được lập đều phải xuất phát từ ý chí của những người liên quan đến sự kiện, hành vi nên lập vi bằng. Nhiều người có thắc mắc rằng khi mình yêu cầu thực hiện thủ tục lập vi bằng thì sẽ đem lại giá trị gì? Hay tại sau phải lập vi bằng? Chúng tôi có thể giải đáp vấn đề này như sau:
- Thứ nhất, vi bằng sẽ là căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.
- Thứ hai, vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm của vi bằng
- Vi bằng là căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Những thủ tục liên quan đến vụ án sẽ rất mất thời gian; thay vì đến khi tranh chấp các bên thực hiện các thủ tục tốn kém để khởi kiện thì có thể lập vi bằng tại thời điểm giao dịch. Vi bằng được lập hợp pháp sẽ sẽ được tòa án coi là chứng cứ mà không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác.
- Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản này phải do chính thừa phát lại lập; họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng.
- Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản.
- Vi bằng do thừa phát lại lập theo đúng trình tự; thủ tục quy định của pháp luật được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh;
- Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi; lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.
Các trường hợp nên lập vi bằng
- Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị thu hồi đất.
- Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị cưỡng chế thi hành án.
- Ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi Ngân hàng thu giữ tài sản để xử lý nợ.
- Lập vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội.
- Vi bằng ghi nhận phiên họp Đại hội cổ đông; Hội đồng quản trị; Hội đồng thành viên; Ban giám đốc công ty.
- Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc.
- Lập vi bằng ghi nhận việc gửi giữ tài sản.
- Lập vi bằng ghi nhận website, thông tin hình ảnh trên mạng internet.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline 0913 947 089 hoặc gửi qua Email: daoquochung1978@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.