Để doanh nghiệp không phải đâu đầu với nợ xấu
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn đề công nợ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để kiểm soát và hạn chế đến mức thấp nhất hình thành nợ xấu và nợ khó đòi là điều không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Trong phạm vi bài viết của mình, chúng tôi sẽ chỉ ra một số cách thức có thể giúp khách hàng kiểm soát được công nợ, hạn chế hình thành nợ xấu.
1.Trước hết cần tìm hiểu vì sao nợ xấu được hình thành:
- Công ty không xây dựng hạn mức tín dụng cho khách hàng, khách hàng nào cũng được nợ.
- Công ty không sát sao trong vấn đề thu nợ
- Khách hàng chây ỳ không chịu trả nợ
Như vậy, nợ xấu có thể hình thành bởi các lý do chủ quan hoặc khách quan khác nhau. Trong 3 lý do trên thì 2 lý do đầu thuộc về yếu tố chủ quan, chỉ duy nhất có yếu tố thứ 3 thuộc về khách quan.
2. Giải pháp hạn chế nợ khó đòi
Để hạn chế hình thành nợ xầu thì doanh nghiệp thì câu hỏi đặt ra là Công ty bạn đã có quy định về quản lý hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng và đã sát sao trong vấn đề thu nợ chưa? Trường hợp doanh nghiệp bạn chưa làm được điều đó thì doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng và thực hiện kế hoạch như:
a. Xây dựng hạn mức tín dụng bao gồm:
- Quy định về thời gian được phép nợ sau khi xuất hoá đơn là bao nhiêu ngày.
- Đối tượng nào được phép nợ, đối tượng nào không được phép nợ phải thanh toán trước khi giao hàng
- Cho phép khách hàng được phép nợ tối đa bao nhiêu tiền, đối tượng nào được nợ nhiều, đối tượng nào được nợ ít, đối tượng nào không được nợ.
b. Sát sao trong việc thu nợ
- Quy định 3 ngày sau khi gửi hoá đơn thì gửi công văn nhắc nợ
- Quy định trước 7 ngày đến hạn trả nợ lại gửi công văn nhắc nợ.
- Sau 1 ngày quá hạn gọi điện nhắc nợ kèm theo công văn đòi nợ, cứ mỗi ngày gọi điện ít nhất một lần nhắc nợ
Sau 14 ngày quá hạn cử người sang gặp khách hàng, ngày nào cũng đến ít nhất một lần để đòi nợ
- Quá hạn 60 ngày trở lên thì nhờ bên thứ 3 thu hồi nợ
3. Khách hàng chây ỳ không trả nợ thì đánh giá lại khả năng trả nợ của khách hàng
- Nếu còn khả năng trả nợ thì: xem xét tự kiện ra toà hoặc thuê đơn vị thứ ba khởi kiện giúp
- Nếu không còn khả năng tự thu hồi thì xem xét thuê bên thứ 3 đòi nợ giúp.
- Nếu mất khả năng thu hồi thì chỉ còn cách trích lập dự phòng và xoá nợ.