Đây thực chất là các giao dịch: dân sự, kinh tế, thương mại, lao động... thông qua hình thức hợp đồng bằng văn bản hoặc không bằng văn bản và khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng (gồm cả thanh toán) thì phát sinh nợ.
Tình trạng nợ, lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ xử lý nợ xấu của Hãng luật.
1. TÍNH CHẤT, THỰC TRẠNG:
Tài sản nợ có thể là: tiền VNĐ, USD, nhà đất, kim loại quí, hàng hoá/dịch vụ khác.
Theo đánh giá của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế Việt Nam, các khoản nợ luôn tồn tại song song với sự tồn tại của các doanh nghiệp Việt Nam. Số doanh nghiệp có nợ(là chủ nợ) chiếm tới 98,6% trên tổng số doanh nghiệp ViệtNam hiện nay.
Trong đó nợ sạch (vẫn thanh toán định kỳ) chiếm 65,6%, nợ xấu chiếm 34,4%.
2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN PHÁT SINH NỢ XẤU:
Từ kinh nghiệm nhiều năm giải quyết nợ, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân cơ bản:
- Các khoản nợ sạch không quản lý, chăm sóc đúng phương pháp chuyển hoá thành;
- Một trong các bên vi phạm thời hạn giao hàng/hoàn thành công việc;
- Có thắc mắc về chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hoá/ dịch vụ;
- Có khó khăn về tài chính/hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Một phần nhỏ có ý định chiếm dụng vốn ngay từ khi ký hợp đồng(trây ỳ không trả để sử dụng vốn vào việc khác – vẫn trả, nhưng trả nhỏ giọt);
- Lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;
3. THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI XỬ LÝ NỢ KHÓ ĐÒI:
- Làm công văn yêu cầu thanh toán;
- Cử nhân viên kế toán/bán hàng tới năn nỉ đòi;
- Treo nợ, khoanh nợ, giãn nợ;
- Yêu cầu cơ quan thẩm quyền giải quyết;
Nhìn chung kết quả đều không khả quan, kéo dài thời gian nợ hoặc mất tiền/tài sản vì :
- Cán bộ xử lý không chuyên nghiệp;
- Không có kỹ năng hoàn thiện hồ sơ để có lợi cho doanh nghiệp;
- Không có kinh nghiệm giao tiếp, xử lý đối với Khách nợ hoặc cơ quan hữu quan;
- Nhiều khi do thiếu hiểu biết Pháp luật dẫn đến hết thời hiệu yêu cầu pháp luật bảo vệ (khởi kiện) mất tài sản (thời hiệu xác định theo loại tranh chấp có thể 3 tháng, 6 tháng, 2 năm...).
4. GIẢI QUYẾT THEO PHƯƠNG PHÁP NHƯ THẾ NÀO ?
Hai phương pháp chủ yếu được áp dụng là:
- Tạo sức ép toàn diện giải quyết ngay trong giai đoạn đàm phán, hoà giải – đạt 70%/tổng số vụ việc đã xử lý thành công.
- Sau khi áp dụng phương pháp trên không hiệu quả, khởi kiện tại Toà án/tố cáo tới cơ quan Công an - yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế, kê biên tài sản, phong toả tài khoản.
5. ĐƯỢC LỢI GÌ KHI THUÊ THU NỢ CHUYÊN NGHIỆP:
- Công việc thực hiện bởi những chuyên viên, luật sư được đào tạo huấn luyện chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm, tác nghiệp trên cơ sở luật pháp;
- Tiết kiệm thời gian, tránh phiền hà do thủ tục, rút ngắn thời gian nợ;
- Tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro(Phí cơ bản được thu sau khi công việc có kết quả);
- Xử lý được các đối tượng khó: chuyển địa phương, chuyển trụ sở, lẩn trốn...
- Được tư vấn quản lý, ngăn chặn phát sinh nợ xấu;
- Được cung cấp các mẫu văn bản trong hoạt động thu nợ;
- Được miễn, giảm phí các dịch vụ pháp lý khác khi có nhu cầu;
- Nâng cao uy tín, tính chuyên nghiệp của chính doanh nghiệp khách hàng. Đồng thời gián tiếp giáo dục, răn đe các khách hàng có biểu hiện làm phát sinh nợ xấu;
6. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỤ LÝ HỒ SƠ:
- Nhận hồ sơ vụ việc và thu thập thông tin do khách hàng cung cấp
Tài liệu, chứng cứ cần cung cấp khi yêu cầu giải quyết tranh chấp nợ
1. Hợp đồng, thoả thuận, giấy vay mượn;
2. Cam kết, giấy khất nợ, công văn xin hoãn hay giải trình lý do chậm thanh toán;
3. Hóa đơn, chứng từ, bản đối chiếu nợ, bản quyết toán(nếu có);
4. Biên bản bàn giao, nghiệm thu;
5. Toàn bộ các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến vụ việc.