Trường hợp lập vi bằng ghi nhận việc mua bán cổ phiếu

https://luatsubds.net

Trường hợp lập vi bằng ghi nhận việc mua bán cổ phiếu

Trường hợp lập vi bằng ghi nhận việc mua bán cổ phiếu

Xin hỏi tôi đang có nhu cầu đầu tư tài tính dưới dạng mua cổ phiếu. Xin hỏi thủ tục mua cổ phiếu qua sàn chứng khoán hiện nay được quy định như thế nào? Có cần phải đáp ứng điều kiện gì không? Và tôi muốn lập vi bằng ghi nhận việc mua bán cổ phiếu thì có được không?

Trả lời:

Điều kiện bắt buộc để bạn mua – bán cổ phiếu thông qua sàn chứng khoán là bạn phải có tài khoản tại một công ty chứng khoán. Bởi vậy, bạn phải đến một trong những công ty chứng khoán được thành lập hợp pháp để mở tài khoản.

Hiện nay, đa số các công ty chứng khoán mở tài khoản là miễn phí. Các công ty chứng khoán sẽ hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng mà không thu bất kỳ chi phí nào và không có quy định gì về việc phải nộp bao nhiêu tiền vào tài khoản chứng khoán. Tuy nhiên, bạn phải đáp ứng điều kiện là đủ 18 tuổi trở lên theo đúng quy định về năng lực trách nhiệm dân sự và đủ đáp ứng tham gia giao dịch.

Sau khi có tài khoản rồi bạn có thể tham gia giao dịch mua bán cổ phần đã niêm yết thông qua sàn giao dịch chứng khoán. Các Công ty chứng khoán sẽ hỗ trợ và hướng dẫn bạn thao tác mua – bán cổ phần đã niên yết thông qua việc khớp lệnh trên website hoặc phần mềm.

Trong suốt quá trình bạn tham gia đầu tư tài chính dưới dạng mua cổ phiếu đã niên yết bạn phải tuân thủ quy định của Luật Chứng khoán năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010 và sắp tới kể từ ngày 01/01/2021 là Luật Chứng khoán năm 2019 có hiệu lực.

Trong quá trình làm việc cũng như mua bán cổ phiếu, các bên có thể yêu cầu Thừa phát lại tiến hành lập vi bằng ghi nhận về việc mua bán cổ phiếu nhằm nâng cao tính xác thực của giao dịch.

Tại sao nên lập vi bằng.

Theo Điều 93 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Căn cứ vào Điều Điều 94 Luật Tố Tụng Dân sự  quy định về Nguồn chứng cứ sau đây:

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

  • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
  • Vật chứng.
  • Lời khai của đương sự.
  • Lời khai của người làm chứng.
  • Kết luận giám định.
  • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
  • Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
  • Văn bản công chứng, chứng thực.
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định

Ngoài ra, Theo quy định của Điều 95 BLTTDS về xác định chứng cứ thì những tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

Như vậy ta có thể quy định trên có thể thấy rằng băng ghi âm là tài liệu nghe được và được coi là một nguồn chứng cứ.

Tuy nhiên băng ghi âm do bạn cung cấp chỉ được Tòa án xem là chứng cứ khi xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ tài liệu đó hoặc văn bản (Vi bằng) về sự việc liên quan của việc thu âm đó của Thừa Phát Lại.

Khi bạn yêu cầu bằng các nghiệp vụ chuyên môn và thẩm quyền của mình, Thừa phát lại sẽ lập vi bằng ghi nhận sự kiện hành vi, cung cấp nội dung và nguồn gốc băng ghi âm.

Trong vi bằng, Thừa phát lại sẽ mô tả lại buổi làm việc, xác nhận sự kiện bạn cung cấp các thông tin, nội dung và nguồn gốc băng ghi âm đó.

Hồ sơ lập vi bằng ghi nhận việc mua bán cổ phiếu

Bước 1: Yêu cầu lập vi bằng

Thừa phát lại tư vấn người yêu cầu lập vi bằng cung cấp các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc lập vi bằng (như: CMND, CCCD,…, các giấy tờ chứng minh khác) để xác định thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng. Sau đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn điền phiếu yêu cầu lập vi bằng

Bước 2: Thoả thuận lập vi bằng

Thừa phát lại thoả thuận với khách hàng về các vấn đề:

  • Nội dụng lập vi bằng;
  • Thời gian, địa điểm lập vi bằng (do 2 bên thảo thuận);
  • Chi phí (do 2 bên thoả thuận)
  • Các thoả thuận khác nếu cần thiết.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại thực hiện lập vi bằng theo thoả thuận. Thừa phát lại sẽ tiến hành ghi lại toàn bộ diễn biến hành vi, sự kiện công bố, xác nhận việc thoả thuận thăm về nợ chung sau ly hôn.

Việc lập vi bằng sẽ được Thừa phát lại tạo lập khách quan, trung thực, mô tả chính xác những sự kiện, hành vi xảy ra. Thừa phát lại sẽ chịu trách nhiệm về tính trung thực của vi bằng. Các bên tham gia sẽ chịu trách nhiệm về những thoả thuận của mình.

Thừa phát lại sẽ không chứng nhận hợp đồng, giao dịch hoặc chứng thực chữ ký.

Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có thể quay phim, chụp hình buổi làm việc hoặc mời người làm chứng nếu các bên yêu cầu.

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc lập vi bằng, Thừa phát lại đăng ký vi bằng đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở hoặc tiến hành cập nhật lên cổng dữ liệu thông tin về vi bằng. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng theo khoản 4 Điều 39 Nghị định 08/2020.

Bước 4: Việc đăng ký vi bằng hoàn tất, Thừa phát lại trao 1 bản vi bằng cho khách hàng và thanh lý thoả thuận lập vi bằng.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline 0913 947 089 hoặc gửi qua Email: daoquochung1978@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.