Có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế mà người đang thi hành án được hưởng hay không?

https://luatsubds.net

Có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế mà người đang thi hành án được hưởng hay không?

Có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế mà người đang thi hành án được hưởng hay không?

CÂU HỎI: Thưa lật sư, xin hỏi: Người được thi hành án có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế mà người phải thi hành án được hưởng theo pháp luật để đảm bảo cho việc thi hành án hay không? Cảm ơn luật sư!

 Trả lời:

Trước tiên, bạn cần phải tìm hiểu các trường hợp có quyền được yêu cầu chia di sản thừa kế:

1. Quyền thừa kế và quyền hưởng di sản của cá nhân

Căn cứ theo quy định tạ Điều 625 và 626 Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Quyền này của mọi cá nhân đều bình đẳng như nhau.

Những người được thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự. người có hay không có năng lực hành vi hoặc người có năng lực hành vi không đầy đủ đều có quyền thừa kế. Trong trường hợp này, người giám hộ sẽ thực hiện giúp những người này các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi tài sản của họ

2. Người thừa kế là ai?

Người thừa kế theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015 được quy định là cá nhân hoặc tổ chức. Nếu là cá nhân thì phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 về người thừa kế theo pháp luật như sau:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản"

Như vậy, theo quy định trên khi không có di chúc để lại, những người thuộc cùng một hàng thừa kế sẽ được thừa kế phần si sản bằng nhau, đồng thời có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế ngang nhau trong trường hợp những người này được xác định là thừa kế hợp pháp.

Về thứ tự quyền ưu tiên yêu cầu chia thừa kế đầu tiên theo thứ tự hàng thừa kế quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015. Nếu trong trường hợp không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất, thì những người thuộc hàng thừa kế thứ hai có quyền yêu cầu chia thừa kế ngang nhau

Ngoài ra, cần chú ý về thời hiệu yêu cầu chia thừa kế, pháp luật quy định trong khoảng thời gian cụ thể đối với động sản và bất động sản khác nhau:

Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

"1.Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản, trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này..."

3. Quyền của người được thi hành án

Để xác định người được thi hành án có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế mà người phải thi hành án được hưởng hay không cần tìm hiểu về các quyền của người được thi hành án được hưởng theo quy định pháp luật.

Người được thi hành án có các quyền sau đây:

- Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật thi hành án dân sự

- Được thông báo về thi hành án

- Thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án;

- Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản, yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án

- Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án

- Không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên không vô tư khi thực hiện nhiệm vụ

- Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình

- Chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác

- Được miễn, giảm chi phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người  phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ

- Khiếu nại, tố cáo về thi hành án

Như vậy, trong trường hợp nêu trên, người được thi hành án không phải là người thừa kế nên không có quyền, nghĩa vụ trực tiếp đối với di sản của người phải thi hành án. Do vậy, người được thi hành án không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế.

Người được thi hành án không phải là người thừa kế nên không có quyền, nghĩa vụ trực tiếp đối với di sản thừa kế. Do vậy, người được thi hành án không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế.

Để đảm bảo quyền lợi cho người được thi hành án thì tại Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc từ chối nhận di sản:

“1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2.    Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3.    Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phấn chia di sản".

Lưu ý:

- Quy định về “phân chia tài sản chung để thi hành án” tại khoản 9 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là trường hợp không có tranh chấp (việc dân sự) và người yêu cầu là đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng.

- Trường hợp có tranh chấp thì phải khởi kiện theo khoản 12 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Đây là tranh chấp “liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự".

- Người được thi hành án chỉ có quyền phát hiện tài sản của người bị thi hành trong khối tài sản chung và yêu cẵu kê biên, phát mại.

- Quyền tài sản của người thừa kế phát sinh ở thời điểm mở thừa kế nên di sản chưa chia cũng là tài sản chung của người thùa kế bị thi hành án.

- Những người thừa kế khác có quyền yêu cầu phần chia trong thời hạn mà Luật Thi hành án dân sự quy định.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline 0913 947 089 hoặc gửi qua Email: daoquochung1978@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.