CÂU HỎI: Xin chào Luật Minh Khuê, tôi xin có câu hỏi được giải đáp: Gia đình tôi gồm 4 anh chị em, tất cả đều đã lập gia đình. Ba mẹ tôi có một mảnh đất (là mảnh đất ba mẹ tôi đang ở hiện tại), ba tôi đã qua đời. Mẹ tôi muốn viết di chúc để lại mảnh đất cho người con út trong gia đình.
Cho tôi xin hỏi khi mẹ tôi viết di chúc có cần phải xin chữ ký của 4 người con không. Và trên bản di chúc đó cần chữ ký của ai để bản di chúc có hiệu lực ?
Nhờ luật sư giải đáp giúp tôi Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Trường hợp này, mảnh đất là tài sản chung của ba mẹ bạn, do đó quyền định đoạt mảnh đất đó cho ai là quyền của ba mẹ bạn và không cần có sự đồng ý hay chữ ký của các con. Tuy nhiên do ba bạn đã mất, căn cứ vào điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2005 về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng thì khi ba bạn mất đi, phần tài sản của ba bạn trong khối tài sản chung của vợ chồng trở thành di sản thừa kế. Về nguyên tắc cả hai vợ chồng đều có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hai vợ chồng. Do ba bạn mất đi không để lại di chúc nên phần di sản của ba bạn là 1/2 mảnh đất sẽ được chia theo quy định của pháp luật.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”. Như vậy 1/2 mảnh đất của ba bạn sẽ được chia đều cho mẹ bạn , 4 anh chị em bạn. Còn 1/2 mảnh đất của mẹ bạn sẽ hoàn toàn do bà định đoạt là cho ai mà không cần có chữ ký của các con. Căn cứ vào điều 649, Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc thì có thể lập thành văn bản hoặc bằng miệng. Nếu lập thành văn bản mà không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết tay và ký vào bản di chúc ). Còn di chúc bằng văn bản có người làm chứng thì người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào di chúc trước mặt những người làm chứng, những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc
Điều 627. Hình thức của di chúc
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
2. Người bị mù cả hai mắt có thể tự mình lập di chúc không ?
Thưa luật sư, xin hỏi: Gia đình tôi có người thân bị mù cả hai mắt, nhưng nay lại muốn để lại tài sản cho người thân. Vậy Người bị mù cả hai mắt thì có thể lập di chúc không?
Mong được luật sư tư vấn ạ
Luật sư trả lời:
Thứ nhất, Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định trường hợp những người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ vẫn có thể lập di chúc nhưng phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
" Điều 630. Di chúc hợp pháp
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực."
Bộ luật dân sự năm 2015
Thứ hai, Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng được quy định. Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
"Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc."
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này."
Bộ luật dân sự năm 2015
Như vậy, Trường hợp người bị mù cả hai mắt không thể tự mình lập di chúc nhưng vẫn có thể lập di chúc bằng hình thức người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực, lưu ý có ít nhất 02 người làm chứng.
3. Lời nói miệng có được xác định là di chúc hay không ?
Chào luật sư! Được biết công ty có dịch vụ tư vấn pháp luật qua mail, tôi có một vài vướng mắc mong luật sư có thể tư vấn giúp tôi. Bố, Mẹ tôi có 4 người con, tôi là chị cả và đã có gia đình, ba người em của tôi hiện vẫn chưa lập gia đình , Mẹ tôi mất cách nay 10 năm. Năm 2014 Bố tôi đột ngột qua đời vì đột quỵ, tài sản Bố tôi để lại gồm: hơn 100tr tiền mặt, và vài chục triệu cho hàng xóm vay, đất, mấy cái phòng trọ cho thuê được xây trong khuôn viên của khu đất và căn nhà đang ở. Về đất thì đất là đất nông nghiệp, ngày bố tôi còn sống ông có ý định cho mỗi đứa con một lô, ông cũng nói cho hai người cháu (hai người con của chú tôi) mỗi người một lô.
Nay bố tôi đột ngột qua đời không để lại di chúc thì tài sản của bố tôi được chia như thế nào? Hai người cháu của bố tôi có được chia hay không vì lúc còn sống bố tôi có nói cho hai người đó? Xin nói thêm là số tiền mà bố tôi cho hàng xóm mượn ông nói sẽ dùng vào việc lo đám cưới cho người em thứ hai của tôi nhưng chưa đòi được thì bố tôi mất và hàng xóm hứa là sẽ trả đủ, vậy số tiền đó có phải là tiền của em tôi không? Vì em tôi bảo khi bố còn sống nói lo đám cưới cho nó thì bây giờ là của nó?
Mong luật sư tư vấn giúp tôi những vướng mắc trên. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Thứ nhất, ta sẽ xác định tính hợp pháp của lời nói của bố bạn về việc chia di sản trước khi chết.
Do bố bạn không để lại di chúc mà chỉ nói miệng với mọi người về việc sẽ chia tài sản thế nào, lời nói miệng này sẽ được coi là di chúc hợp pháp và mọi người phải thực hiện theo lời nói này nếu đáp ứng được các yêu cầu được quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015
Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Như vậy theo thông tin mà bạn cung cấp bố bạn mới chỉ nói ra ý định là sẽ chia như thế nào cho ai? bao nhiêu ? chứ không hề có người làm chứng chính thức và không được ghi chép lại kí tên và làm các thủ tục công chứng, theo đó lời nói miệng này của bố bạn không được coi là di chúc hợp pháp và mọi người không bắt buộc phải làm theo. Do đó mà gia đình bạn không bắt buộc phải chia cho hai người cháu và số tiền cho hai người hàng xóm vay cũng không bắt buộc phải để cho em bạn, gia đình bạn có thể thỏa thuận phương án chia di sản dựa trên sự đồng ý của mọi người nếu không thỏa thuận được thì di sản sẽ được phân chia theo pháp luật.
Thứ hai, về vấn đề phân chia di sản theo pháp luật như thế nào ?
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Căn cứ theo điểm a,b khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 bố bạn không để lại di chúc và lời nói bằng miệng là di chúc không hợp pháp nếu gia đình bạn không tự thỏa thuận phân chia di sản được thì sẽ tiến hành phân chia di sản theo pháp luật tức là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Cụ thể căn cứ theo Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 2015
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy với gia đình bạn hàng thừa kế thứ nhất sẽ là mẹ bạn, bốn chị em và ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại (nếu còn). Đối với hàng thừa kế thứ nhất này sẽ được phân chia hưởng di sản bằng nhau tức là sẽ chia đều cho mỗi người một phần bằng nhau.
4. Bị người khác giữ di chúc thì giải quyết như thế nào ?
Thưa luật sư! Gia đình em có 3 chi em. Mẹ đã mất được 3 năm, và có lập di chúc chia đất cho 2 anh em . Do sự tin tưởng của 2 anh em vào chị gái nên 2 bản di chúc đều do chị em giữ, đến giờ chúng em hỏi thì chị em không đưa lại. Chị em ngang nhiên sử dụng và còn lấy đất và lừa ạnh em nhà em để lấy đất thể chấp ngân hàng và còn thay đổi cây trồng ? Em xin lại chị không trả ?
Giờ em phải làm sao ạ Luật sư. Em xin cảm ơn!
Trả lời:
Vấn đề của bạn chúng tôi có tư vấn như sau:
Theo như bạn trình bày thì mẹ bạn để lại hai bản di chúc thì sẽ có hai trường hợp xẩy ra:
Trường hợp thứ nhất là hai bản di chúc này được lập tại hai thời điểm khác nhau và độc lập nhau về nội dung thì bản di chúc được lập sau sẽ có hiệu lực còn bản di chúc lập trước là bị hủy bỏ. Nên bạn chỉ cần có bản di chúc sau là được.
Trường hợp thứ hai là hai bản di chúc này có liên qua nhau về biệc bản di chúc sau là bổ sung một phần nội dung cho bản di chúc trước thì phần nội dung di chúc đã lập và phần di chúc bổ sung có hiệu lực, nếu phần bố sung mâu thuẫn với phần nội dung di chúc đã lập trước đó thì phần bổ sung sẽ có hiệu lực còn phần nội dung lập trước đó bị hủy.Căn cứ ở điều 662 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
Hiện nay Chị gái của bạn lại đang giữ bản di chúc và nội dung bản di chúc lại được mẹ để lại chỉ riêng cho hai anh, em bạn. Chị bạn lại ngang nhiên chiếm bản di chúc và đất cũng như thực hiện giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đến mảnh đất này. Hiện nay, mặc dù Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP hết hiệu lực nhưng hiện nay, Tòa án vẫn áp dụng quy định điểm b, Mục 3 Điều 8 quy định như sau:
Đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục hoà giải theo quy định của BLTTDS.
Do đó bạn nên viết đơn khởi kiện ra tòa án để tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.Căn cứ điều 10 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định:
"Điều 10: Hòa giải trong tố tụng dân sự:
Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này."
Chúc bạn sớm lấy được lại di chúc và có được quyền sử dụng đất mà bạn xứng đáng được hưởng.
5. Lập di chúc chung chia đất đai như thế nào ?
Xin chào Luật sư! Gia đình em có hai mẹ. Đất sổ Đỏ là tên 2 mẹ. Mỗi mẹ đều có con. Nếu muốn di chúc để lại đất thì chỉ 1 người quyết định có hiệu lực không? Bản thân em là 1 người con không hề muốn đất bị chia cắt do mâu thuẫn của 2 bà. Liệu có trường hợp đất sẽ bị di chúc 1 nửa không ạ?
Em xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Thứ nhất: Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì diện tích đất được cấp chung cho 2 người, tức là hai người cùng đứng tên trong sổ đỏ.
Do đó vấn đề chia tài sản khi thuộc hình thức sở hữu chung được xác định theo Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tại điều 219 như sau:
Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung
1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Về vấn đề hiệu lực của di chúc:
Để di chúc có hiệu lực pháp luật thì phải di chúc được lập phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể: Người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Người lập di chúc minh mẫm, sáng suốt trong khi lập di chúc.
Người lập di chúc tự nguyện: Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.
Nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội
Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật: Hình thức của di chúc là phương thức thể hiện ý chí của người lập di chúc (nội dung của di chúc); là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc.
+ Di chúc miệng: là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi mình chết. Di chúc miệng chỉ được công nhận là hợp pháp khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thể lập di chúc viết được. Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày tuyên bố ý chí, di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng hủy bỏ (coi như không có di chúc miệng).
+ Di chúc bằng văn bản: Là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chứ viết (viết tay, đánh máy, in) có chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sau khi chia tài sản chung của các đồng chủ sở hữu thì việc định đoạt di chúc đối với riêng phần tài sản riêng chỉ cần một người quyết định. Di chúc sẽ được coi là hợp pháp nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline 0913 947 089 hoặc gửi qua Email: daoquochung1978@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.