Kính gửi Luật Sư! Tôi xin nhờ luật sư hướng dẫn quyền thừa kế trong tình huống sau Mẹ chồng tôi có 3 người con 2 trai, 1 gái. Chồng tôi là con út. Bố chồng tôi mất sớm, mẹ tôi một mình nuôi các con khôn lớn và lập gia đình riêng Mẹ tôi từ trước đến giờ đều ở với gia đình tôi nên toàn bộ đất ruộng của bà để cho nhà tôi quản lý và canh tác. Cách đây 06 năm chồng tôi qua đời do một vụ tai nạn giao thông.
Tôi vẫn ở vậy nuôi mẹ chồng và hai đứa con gái Cách đây một năm mẹ tôi bị ốm nặng. Do tôi phải đi công tác thường xuyên nên mẹ chồng tôi bảo là sẽ chuyển sang ở với Anh cả cho tiện chăm sóc. Khi chuyển sang ở với anh chị, mẹ tôi cùng bảo là đất nông nghiệp của mẹ tôi sẽ chuyển cho anh chị canh tác. Trước khi mất mẹ tôi có viết di chúc , điểm chỉ và có người làm chứng: Di chúc nói về việc phân chia đất ở cho hai anh em (tôi và gia đình anh trai chồng) sau khi bà mất và không nhắc đến việc tách đất ruộng canh tác cho các con. Cách đây 9 tháng mẹ tôi mất. Giờ tôi muốn chuyển đất nông nghiệp sang tên tôi thì anh/ chị chỉ nói là trả tôi phần đất suất của Chồng tôi là một khẩu, còn toàn bộ phần của mẹ Chồng tôi là thuộc của anh / chị. Về phần nhà ở thì Anh tôi cũng nhất quyết không chia và giữ luôn cả sổ đỏ và di chúc của bà để lại. Anh chồng tôi nói là chồng tôi đã mất nên ba mẹ con không có quyền thừa kế gì cả.
Luật sư cho tôi hỏi:
- Trong trường hợp này mẹ con tôi có quyền thừa kế không? Nếu có thì sẽ phải chia như thế nào mới đúng quy định của pháp luật? Toàn bộ sổ đỏ đất nhà và đất ruộng nhà tôi vẫn đứng tên mẹ chồng tôi.
Xin chân thành cảm ơn, Luật sư!
Trả lời:
Thứ nhất, đối với phần diện tích đất nhà ở, mẹ chồng bạn có làm di chúc trong đó có nêu:
"Di chúc nói về việc phân chia đất ở cho hai anh em (tôi và gia đình anh trai tôi) sau khi bà mất và không nhắc đến việc tách đất ruộng canh tác cho các con".
Căn cứ Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
"Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.....
Theo thông tin bạn cung cấp, trước khi mất mẹ chồng bạn có viết di chúc, điểm chỉ và có người làm chứng. Nếu thỏa mãn các điều kiện như trích dẫn ở trên thì di chúc này là hợp pháp và có hiệu lực pháp lý. Theo di chúc trên về nguyên tắc khi mẹ chồng bạn chết, tức bắt đầu thời điểm mở thừa kế, bản di chúc có hiệu lực pháp luật và những người thừa kế được quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Như vậy, bạn có quyền được hưởng thừa kế từ mẹ chồng theo di chúc bà để lại.
Thứ hai, đối với phần diện tích đất ruộng, về mặt pháp luật mẹ chồng bạn đứng tên toàn bộ số diện tích đất này và đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của mẹ chồng bạn đối với số diện tích đất ruộng này căn cứ theo khoản 16, điều 3 của Luật đất đai năm 2013:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất."
Như vậy, diện tích đất ruộng này thuộc quyền sử dụng của mẹ chồng của bạn và do trong di chúc không hề đề cập tới phần diện tích đất ruộng này nên theo quy định tại điểm a, khoản 2, điều 650 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;........
Theo quy định này thì số diện tích đất ruộng thuộc quyền sử dụng của mẹ chồng bạn sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Trong đó hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Như vậy, hàng thừa kế thứ nhất của mẹ chồng bạn gồm anh trai của chồng bạn và chồng bạn. Tuy nhiên, do chồng bạn đã chết trước khi mẹ chồng bạn chết nên phần di sản được nhận sẽ do hai người con của vợ chồng bạn thế vị, căn cứ theo quy định tại điều 652 Bộ luật dân sự 2015:
"Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."
Vậy, theo quy định của pháp luật về thừa kế thì diện tích đất ruộng thuộc quyền sử dụng của mẹ chồng bạn sẽ được chia đều cho những người được quyền thừa kế, cụ thể: Phần di sản anh trai của chồng bạn được hưởng = Phần di sản của cả hai người con của bạn = 1/2 diện tích đất ruộng.
2. Chia thừa kế di sản là quyền sử dụng đất như thế nào ?
Thưa luật sư, xin hỏi: Gia đình bạn tôi có một thửa đất ở, nhưng hiện nay cha bạn tôi mất cách dây 5 năm, mẹ bạn tôi còn sống, gia đình tôi có 5 người con 4 trai, 1 gái, bây giờ bạn tôi muốn sử dụng thửa đất đó thì thủ tục phải làm thế nào?
Cảm ơn!
Trả lời:
Trước tiên cần xác định quyền sử dụng thửa đất đó cấp cho ai, cho cá nhân hay cho hộ gia đình? Nếu cấp cho hộ gia đình thì đó là tài sản chung của hộ, những người trong hộ đều có quyền sử dụng thửa đất trong phần của mình. Bạn của bạn muốn sử dụng toàn bộ thửa đất phải được sự đồng ý bằng văn bản của các đồng sở hữu.
Nếu thửa đất cấp cho cha bạn của bạn, mà cha bạn của bạn đã mất 5 năm, thì quyền sử dụng thửa đất được ghi nhận là di sản thừa kế. Nếu không có di chúc thì di sản đó được chia theo pháp luật, bạn của bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì đương nhiên được hưởng một phần di sản. Việc chia di sản dựa trên thỏa thuận của các đồng thừa kế. Nếu không thỏa thuận được thì có thể nộp đơn khởi kiện ra Tòa án cấp huyện nơi có di sản để yêu cầu chia di sản. Sau khi được hưởng phần di sản thuộc về mình, bạn của bạn có quyền sử dụng, định đoạt phần đất được thừa kế đó. Nếu bạn của bạn muốn sử dụng cả thửa đất cũng phải được sự đồng ý bằng văn bản của các đồng thừa kế.
3. Quyền hưởng thừa kế di sản do người chết để lại ?
Thưa luật sư tôi xin hỏi việc như sau: Bố, mẹ tôi mất năm 2016 nhưng không để lại di chúc. Tài sản gồm có 1 mảnh đất và có căn nhà ở trên. Tôi và anh trai chung sống đến 2017 thì tôi lấy chồng. Nhưng anh trai tôi không cho tôi gì hết vì anh tôi phải thờ bố mẹ. Cho tôi hỏi anh tôi làm vậy đúng hay sai. trong trường hợp này tôi phải làm thế nào?
Xin cho tôi lời tư vấn và lời khuyên. Cám ơn luật sư.
Trả lời:
Vì Bố mẹ bạn mất nhưng không để lại di chúc nên phần di sản thừa kế mà bố mẹ bạn để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Theo đó:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;....
Như vậy, theo như quy định của pháp luật thì bạn và anh trai bạn là cùng hàng thừa kế và sẽ được hưởng phần di sản thừa kế là như nhau. Vì vậy, trong trường hợp này bạn sẽ được hưởng một nữa phần thừa kế do bố mẹ bạn để lại, nếu trường hợp ở hàng thừa kế thứ nhất chỉ có bạn và anh trai bạn. Nếu anh trai bạn hưởng mảnh đất và nhà ở trên đất thì sẽ phải bù cho bạn khoản tiền tương ứng mà bạn sẽ được hưởng đối với phần di sản thừa kế đó. Trường hợp bạn không thỏa thuận được với anh trai về việc chia thừa kế thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án phân chia di sản thừa kế.
4. Hướng dẫn phân chia thừa kế di sản của bố và mẹ kế ?
Thưa luật sư, xin hỏi: Cháu năm nay 24 tuổi, là con trai, trước khi lấy người vợ hiện tại bây giờ bố và mẹ cháu sinh ra cháu giấy tờ cũng như hộ khẩu hiện nay cháu đều nằm bên mẹ, hiện nay cháu đang làm việc ở một xưởng tư gần nhà và sống cùng bố và mẹ kế, nhưng khi cháu về nhà sống thì mẹ kế có kèn cựa ý muốn đuổi cháu ra khỏi nhà.
Mọi người cho cháu hỏi vậy nếu cháu chứng minh được mình là con của bố ví dụ qua xét nghiệm ADN cháu có thể được ở nhà đó k và có được chia tài sản về căn nhà đó không? Căn nhà hiện nay bố cháu đang ở cũng có đóng góp một phần của mẹ kế ?
Trả lời:
Vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Như bạn trình bày: Hiện nay bạn đã 24 tuổi và đã lấy vợ. Bạn sống cùng bố và mẹ kế trong một nhà. Mọi giấy tờ như giấy khai sinh hay hộ khẩu đều không có tên bố. Ngôi nhà bạn chung sống đó có đóng góp một phần của mẹ kế. Vấn đề của bạn pháp luật quy định Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
Thứ nhất là xác định bạn là con đẻ của bố bạn.
Để xác nhận bạn là con bố bạn thì có nhiều giấy tờ khác có thể xác mình như: Căn cứ vào giấy đăng ký kết hôn của bố đẻ và mẹ đẻ bạn hoặc các giấy tờ liên quan đến hồ sơ đăng ký kết hôn với giấy khai sinh của bạn để xác định bạn được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì bạn là con chung của bố mẹ - Căn cứ điều 28 Luật hôn nhân và gia đình 1986. Căn cứ vào hồ sơ đăng ký kết hôn của bạn để xác định bố.Bạn có quyền nhận bố mình mà không cần sự đồng ý của ai. Bạn có thể yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định bố cho mình trong trường hợp không có tranh chấp. Nếu có tranh chấp thì bạn có thể yêu cầu Tòa án xác định bố cho mình– Căn cứ điều 102 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Nếu như những cách nêu trên không thể xác định được bạn là con đẻ của bố thì việc xác định AND là biện pháp cuối cùng.
Thứ hai là vấn đề sinh sống và thừa kế di sản bố sau khi chết để lại.
Khi xác định bạn là con đẻ của bố bạn thì bạn có quyền lựa chọn nơi cư trú. Có thể ở chung cùng bố và mẹ kế hoặc ở nơi khác. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình. Căn cứ khoản 4 Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Đối với vấn đề thừa kế di sản. Hưởng di sản theo di chúc, nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì chia theo pháp luật. Trong trường hợp này nếu như bố bạn viết di chúc mà không cho bạn phần di sản nào thì bạn sẽ không được hưởng phần di sản nào từ căn nhà đó vì bạn đã thành niên và đủ năng lực hành vi dân sự. Nên bạn vẫn phụ thuộc vào nội dung di chúc của bố bạn.
Còn trường hợp bố bạn không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản của ngôi nhà này bố bạn để lại là phần sau khi đã trừ đi phần đóng góp của người mẹ kế. Phần di sản của bố bạn sẽ được chia đều cho cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất trong đó có bạn và người mẹ kế.
5. Tư vấn về quyền thừa kế và thủ tục thừa kế di sản ?
Thưa Luật sư! Gia đình bố tôi có 7 anh em. Ông và bà nội tôi trước khi chết có viết di chúc chia 1/2 căn nhà cho bố tôi và 1/2 căn nhà còn lại là để cho bố tôi quản lý và thờ cúng ông bà (căn nhà có một sổ đỏ). Sau khi ông bà tôi mất không lâu thì bố tôi cũng mất mà chưa kịp làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
Vậy bây giờ mẹ tôi và tôi có được thừa kế di sản mà ông bà nội tôi để lại di chúc cho bố tôi không và tôi phải làm thủ tục như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Căn cứ quy định Bộ luật dân sự 2015 có quy định về di chúc và di chúc hợp pháp
Điều 681. Di chúc
1. Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.
2. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:
a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;........
Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.........
Vì ông bà bạn chết có để lại di chúc nên:
- Nếu di chúc hợp pháp thì những người được chỉ định trong nội dung di chúc sẽ có quyền hưởng di sản thừa kế theo đúng di chúc. Do ông bà bạn chết có để lại di chúc chia 1/2 căn nhà cho bố bạn và 1/2 căn nhà còn lại là để cho bố bạn quản lý và thờ cúng ông bà. Nên khi bố bạn chết di sản của ông bà nội bạn sẽ được chia cho những người được chỉ định trong nội dung di chúc (nếu bố bạn chết có để lại di chúc và di chúc hợp pháp). Hoặc (nếu bố bạn chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp) thì di sản đó sẽ được chia theo pháp luật cho bạn, mẹ bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn (nếu có). Những người này phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại; tức bạn, mẹ bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn (nếu có) có nghĩa vụ dùng 1/2 căn nhà của ông bà và việc thờ cúng ông bà theo đúng quy định tại Điều 615 BLDS 2015 về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:
Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại....
- Nếu di chúc không hợp pháp thì trường hợp này di sản của ông bà bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà bạn. Do đó, trong trường hợp này, bạn và mẹ bạn chỉ được hưởng phần di sản của ông bà tương ứng với phần di sản bố bạn được hưởng từ ông bà khi chia di sản theo pháp luật.
Trong trường hợp này, để được hưởng phần di sản ông bà nội để lại cho bố bạn thì bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline 0913 947 089 hoặc gửi qua Email: daoquochung1978@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.