Hành vi lấn chiếm đất đường đi giải quyết như thế nào?
CÂU HỎI: Chào luật sư. Con có một việc muốn nhờ luật sư giải đáp và chỉ cho con hướng giải quyết. Gia đình con có một con ngõ vào nhà nay gia đình làm ăn xa và cũng thường xuyên về thăm nhà mỗi lần về con đường lại nhỏ thêm một chút. Đến giờ có thể không đi được vì quá nhỏ do hai người hàng xóm 2 bên làm ruộng và xén lần lần vào. Con sinh năm 1993, lúc con 5 tuổi thì con đường đó là con đường chung của cả xóm đi ra suối chở cát về làm nhà, con đường rất lớn.
Con ra xã ý kiến thì người địa chính lấy bản đồ ra nói con đường đó 4 mét. Và đến giờ thì hai nhà hàng xóm đáng thương đó đã đóng cọc bê tông tự nhận những thành quả của mình bấy lâu nay làm ruộng và lấn được số đất đấy. Con xin luật sư chỉ cho con cách giải quyết để gia đình con có một con ngõ đi lại như bao gia đình khác. Con xin chân thành cảm ơn ạ!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn lấn chiếm đất đường đi
1. Tố cáo hành vi lấn chiếm đất đường đi
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi có thể hiểu rằng phần đường đi rộng 4m đó là đất thuộc quản lý của UBND xã. Tuy nhiên, hai hộ gia đình hai bên con đường đã lấn sang phần đất đường đi nên đường ngày càng hẹp, ảnh hưởng đến việc đi lại của gia đình bạn. Hiện họ đã đóng cọc bê tông tự nhận là phần đất của mình.
Theo quy định, một trong những hành vi bị nghiêm cấm là lấn chiếm đất đai. Nên cá nhân phát hiện hành vi vi phạm có thể tố cáo đến chủ tịch UBND xã theo Điều 205 Luật đất đai 2013. Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thực hiện theo điều 206 Luật đất đai như sau:
“Điều 206. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.”
2. Hình thức xử phạt hành vi lấn chiếm đất đường đi
Khoản 6 điều 14 nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định:
“Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.
Cụ thể, theo quy định tại điểm a khoản 9 điều 12 nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi chiếm dụng đất của đường bộ hoặc đất hành lang an toàn đường bộ để xây dựng nhà ở bị phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân.
Ngoài mức tiền xử phạt vi phạm hành chính, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm akhoản 9 điều 12 nghị định 100/2019/NĐ-CP: buộc phải phá dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline 0913 947 089 hoặc gửi qua Email: daoquochung1978@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.